AnuplayCham
Lên đầu trang
Xuống cuối trang

LOGO

[FLASH]http://star.zing.vn/flash/zingStarPlayer.swf?username=&status=karaoke&song_id=5372&recorder_id=&urlDemo=http://image.star.zing.vn/flash/&domain=http://star.zing.vn&filetype=.swf[/FLASH]

TTH - CNTT - VINATEX

--Cảm ơn các bạn đã ghé thăm Blog của tôi--Mong các bạn góp ý để Blog càng phát triển--

27/12/10

Thông Minh Diễm: Thơ 06 - Để gởi một nhà báo nhân lần gặp Katê trên tháp Ppo Xah Inư

Thông Minh Diễm: Thơ 06 - Để gởi một nhà báo nhân lần gặp Katê trên tháp Ppo Xah Inư

Đã đăng Tagalau 11.
Bạn là người đến từ tỉnh lẻ xa xôi hay một thành phố nào đó ở phía Nam
tôi hình dung bạn còn khá trẻ, năng động với công việc
(tôi nhận rõ điều này, vì: Trong lúc rước kiệu lên tháp, đấy là giờ phút thiêng liêng, thời điểm
cho tất cả mọi người trong cộng đồng cử hành nghi thức cuộc lễ)
bạn nhiệt huyết tác nghiệp như bao đồng sự khác
mong cho kịp bài ra số Kate
Sự nhiệt tình của bạn gây cho tôi cảm mến ngay ban đầu
bạn không do dự trước một lễ hội đậm đà sắc màu dân tộc vừa bước ra từ huyền thoại
bạn là người may mắn còn chiêm nghiệm vẻ kỳ ảo diễm tuyệt apsara
dưới ánh đèn lấp lóe đêm sân khấu trần gian
như tôi đã thấy bạn đang sống cùng thời đại với họ
không có gì phải đắn đo
như tôi hiểu vì sao bạn sẵn sàng chuẩn bị cho một chuyến xe lặn lội về đây
Và tôi còn nhớ một câu, mà bạn hỏi tôi
“Ngôi tháp này có niên đại bao nhiêu tuổi?”
tôi giật mình nhìn lên ngọn tháp
Bạn ạ! Tháp Chăm không có tuổi.
»»  Đọc Tiếp

Bá Minh Truyền: Làng Chăm khai lễ Katê

Bá Minh Truyền: Làng Chăm khai lễ Katê

Thông tin tác giả
Họ và tên: Bá Minh Truyền
Địa chỉ: 135B Trần Hưng Đạo, Q.1, Tp. HCM
Phone: 0903347986. Email: truyenphanrang@yahoo.com

Tạo hình múa mừng Katê - Photo Inrajaya.
Từ bao đời nay, cứ đến ngày đầu tiên của tháng 7 Chăm lịch (khoảng đầu tháng 10 Tây lịch). Người Chăm ở Panduranga (Ninh Thuận, Bình Thuận) lại hân hoan khai lễ Katê trên các đền tháp Champa. Năm nay, lễ Katê chính thức diễn ra vào ngày 6, 7 tháng 10 năm 2010. Katê là một nghi lễ lớn trong văn hoá Chăm nhằm tưởng nhớ đến các bậc vua chúa, anh hùng dân tộc, những người có công đối với đất nước và là dịp con cháu quay quần bên mái ấm gia đình để tỏ lòng thành đến gia tiên, ông bà đã khuất bóng.
Ngày đầu tiên, lễ Katê được diễn ra ở làng Hamu Tanran, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đây là làng Chăm lớn nhất ở Ninh Thuận, nơi có đền thờ Po Inâ Nâgar (người mẹ của dân tộc Champa), vào lúc 1h30, người Chăm chuẩn bị kiệu, lộng, vật lễ có rượu, trứng, trầu cau, đi đón nhận Y Trang từ cộng đồng tộc người Raglai, dẫn đầu đoàn người rước lễ là Po Dhia, Paseh, Kadhar, Ka-ing, Mâduen, Muk Pajau, các vị bô lão, thanh niên trong bộ sắc phục truyền thống rất đẹp và trang nghiêm. Đoàn người Raglai bước vào làng Chăm thì được chào đón bằng tiết mục múa quạt tập thể rất sôi nổi và vui tươi. Sau đó, đoàn người Raglai được tiếp đón tại đền thờ Po Riyak (ở giữa làng). Tại đây, các chức sắc Chăm hướng dẫn bà con đến dâng lễ vật, cầu nguyện điều tốt lành đến với gia đình hay cầu xin sự may mắn, thành đạt trong cuộc sống. Đến tối, người Raglai sẽ biểu diễn nghệ thuật đánh còng chiêng suốt đêm, trong tình ấm rượu nồng.
Ngày thứ hai, Y Trang Po Inâ Nâgar tiếp tục được rước tới đền thờ Po Inâ Nâgar (ở ngoài làng). Cùng thời điểm này, các đền tháp Po Rome, Po Klaong Garai cũng tiến hành các nghi thức tương tự nhau. Đầu tiên là nghi thức mở cửa đền thờ, kế tiếp là nghi thức tắm tượng thần, mặc sắc phục cho thần, do các chức sắc Chăm tiến hành. Trong quá trình thực hiện các nghi thức, ông Kadhar với đàn Kanhi dâng lời cầu nguyện, hát ca ngợi công đức các vị thần. Phần nghi thức kết thúc, bà con Chăm múa hát, tiếng ginơng, saranai, còng chiêng được vang lên rộn ràng trong bầu không khí tâm linh thật hạnh phúc và vui sướng. Cuối cùng, người dân khắp nơi đến dâng lễ những lễ vật thường là các sản vật nông nghiệp để cầu nguyện nhiều phúc lành, gặp may mắn trong cuộc sống, cầu cho mưa thuận gió hoà để mùa màng tươi tốt.

Độc chiếm chỗ này để thưởng thức, sướng chưa! – Photo Inrajakha.
Ngày thứ ba, ở mỗi làng Chăm tiến hành cúng cơm để tưởng nhớ đến tổ tiên, ông bà, những bậc sinh thành, đây là dịp cho gia đình họp mặt, chúc nhau sức khoẻ, làm ăn phát tài, các món ăn truyền thống như Pay Nung, canh gà, soup dê luôn có mặt trong bữa ăn ngày lễ Katê. Hoà trong không khí ngày vui dân tộc, Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm đến lưu diễn càng tăng thêm niềm vui, khoả lấp đi sự nhọc nhằn của đời sống ngày thường, những bữa tiệc ăn mừng, hát hò phá tan đi sự vắng vẻ của thôn quê.
Qua ngày lễ Katê, có thể nhận diện được nét đặc sắc trong văn hoá Chăm, từ trang phục ngày lễ, những điệu múa, lời ca, cùng nhạc cụ truyền thống được mang ra trình diễn. Một dân tộc Chăm bước ra từ đóng đổ nát của lịch sử để dựng xây lại từ đầu diện mạo văn hoá mới, mang một sức sống, hơi thở hiện đại nhưng vẫn bảo lưu được tiếng nói, tâm hồn của quá vãng. Về làng Chăm không khó để bắt gặp những yếu tố văn hoá truyền thống và hiện đại pha trộn lẫn nhau. Nhưng cái quan trọng hơn cả là tinh thần dân tộc Chăm luôn hướng về cội nguồn, dù đi đâu xa vẫn nhớ về ngày Katê. Sinh thời nhạc sĩ Tan Tu từng viết “ Katê Chăm ở đâu cũng nhớ nhau ngày vui mới ta chớ quên quay về”. Đó là thông điệp của ngày lễ Katê đồng thời cũng là tinh thần của dân tộc Champa.
»»  Đọc Tiếp

Truyện cổ Chăm


VỠ LÒNG VỀ LUẬT VAY TRẢ
Người học trò tiếp thu hơi chậm, ba bạn đồng môn đã được guru cho vào đời hơn năm nay, riêng anh ở lại. Một hôm, theo guru vào rừng kiếm củi, guru hỏi:
- Con đã lần nào thể nghiệm và hiểu thế nào là “một vay hai trả” chưa?
- Dạ, con chưa hiểu guru ạ.

Con thấy cha con hiền lành, cả đời chưa làm hại ai nhưng ông luôn phải chịu khổ trăm bề. Còn ông hàng xóm ăn ở thất đức, đối xử độc ác với mọi người xung quanh mà vẫn sống sung sướng, con cháu được học hành, tương lai nhiều hứa hẹn xán lạn.
- Có lẽ kiếp trước ông biết tu tâm tích đức.
- Dạ, con không nhìn thấy kiếp trước của họ.
- Thế con có nghe dân gian nói “nước mắt mình văng trúng mình” chưa?
- Dạ có, nhưng đó chỉ là những hạt bụi li ti không gây hại gì cả.
Vị sư Bàlamôn im lặng. Họ tiếp tục đi. Lát sau ông quay phắt lại, nói như ra lệnh:
- Con hãy đưa tay chỉ thẳng vào thầy, ngay bây giờ đi.
Người học trò ngập ngừng giây lát, rồi làm theo lệnh nhà sư.
- Con có thấy gì không?
- Dạ không ạ.
- Chỉ có duy nhất ngón trỏ hướng vào thầy, trong khi ba ngón còn lại đâm thẳng vào con, kẻ hành động. Đấy, con nhìn thấy chưa?
- Dạ, thưa thầy con đã hiểu. Người học trò quỳ sụp lạy guru.
3.
MƯU CON THỎ
Một ngày kia, Thỏ từ núi đi xuống làng định kiếm gì vào bụng. Mặt trời đã lên khá cao, Thỏ ta đói lả. Chợt mắt nó sáng lên khi nhìn thấy từ xa một phụ nữ đi chợ về. Thỏ liền tới nằm ngay giữa đường mòn và đợi.
- A! Một con Thỏ bị ngất, người phụ nữ la lên. Thỏ nín thở cho đến khi người nó được đặt an toàn vào thúng đầy những bánh trái. Thỏ từ từ ăn no nê rồi nhảy phốc xuống.
- Cám ơn nhé! Thỏ nói. Người phụ nữ giật mình quay lại thì Thỏ đã chạy xa. Chị hiểu ra câu chuyện liền ngồi sụp xuống và ôm mặt khóc than:
- Trời đất ơi! Ông Lý, quà cho ông Lý… Ông Lý sẽ bắt tội tôi, trời đất…
Thỏ rón rén quay lại và hỏi :
- Chị có chuyện gì buồn phải không? Nói cho tôi nghe, biết đâu tôi giúp được chị.
Người phụ nữ vừa sụt sùi vừa kể sự tình: Chồng tôi ở đợ cho phú ông nọ, năm năm mới được chia hai con trâu cái. Lúc tách chuồng, ông có gởi cho nhà tôi nuôi một cặp trâu xe của ông. Hai năm sau, trâu cái nhà tôi đẻ con nhưng kẻ tham lam kia khi bắt trâu về đã dắt theo cả hai con nghé và bảo là trâu nhà ông đẻ. Toà sắp mở phiên xử ngày mai, tôi không biết tính sao nên mới đong ít gạo ra chợ đổi ít bánh trái nhờ ông Lý giúp.
Trời ơi, khổ thân tôi quá !
Nghe thế, Thỏ lại gần tìm lời an ủi chị:
- Thôi, chị đừng khóc nữa. Hãy để đấy, tôi sẽ cãi được, chị đừng lo.
Sáng hôm sau, mọi nóng lòng chờ thầy cãi bên nguyên. Khi ông Lý sắp tuyên bố hoãn xử án thì Thỏ bước vào, dáng bước khúm núm, ẻo lả, miệng mếu máo :
- Xin lỗi cụ Lý. Xin lỗi chư vị … tôi đã quá muộn …để chư vị phải chờ… Ngặt vì chuyện sống chết … Thỏ ngập ngừng, đưa mắt nhìn quanh.
- Chuyện sống chết gì nói đi, ông Lý quát lớn.
- Thưa vì tôi vừa lo cho cha vừa đẻ, nên…
- Mày dám giỡn toà sao? Cha mày là đàn ông mà lại đẻ con à?
- Thế con trâu đực phú ông kia đã đẻ con được, lão cũng giỡn mặt tòa chắc!?
Thỏ nhanh nhảu.
Ông Lý trố mắt nhìn Thỏ, rồi ngó xung quanh. Ông “à” một tiếng rõ to. Ông phán bãi tòa và cho vợ chồng nông dân được kiện.
Lão phú nông bị Thỏ chơi khăm, uất lắm. Ông cho chúa sơn lâm đuổi bắt Thỏ khắp hang cùng ngõ hẻm. Một hôm, Thỏ bị đuổi cùng đường, chẳng may té giếng nước cạn.
- Mày lên đây mà nộp mạng cho ông. Cọp nói.
Thỏ ngẩng lên, bất chợt nó nhìn thấy từng cụm mây đen bay ngang trời, nó kêu lên :
- Ôi Ông Cọp ơi! Nhanh lên, trời sắp sập kìa.
Cọp hoảng hồn, nhìn theo hướng Thỏ chỉ:
- Làm sao đây, Thỏ ơi? Cứu tôi với!
- Mau tìm cây gậy ném xuống cho tôi chống trời rồi nhảy xuống đây cùng trú.
Cọp tìm được gậy đưa cho Thỏ. Trong lúc Cọp loay hoay bám từng bật thang giếng đi xuống thì Thỏ dùng gậy thọc đít Cọp. Đau quá, Cọp nhảy bừa xuống rồi nắm lấy cẳng Thỏ quăng ra khỏi giếng:
- Cho trời đè nát xát mày ra!
- Thôi Ông ở lại mạnh giỏi nhé, Thỏ cười rồi nói lời từ biệt, đi một mạch vào làng.
Lúc đó ở nhà phú nông đang bày tiệc chuẩn bị đãi quan thì nghe tiếng Thỏ ở ngoài ngõ vọng vào :
- Ông Cọp té giếng, Cọp té giếng, bà con ơi!
Mọi người chạy ùa đi xem. Thế là Thỏ lững thững đi vào nhà phú nông đánh chén một bữa ngon lành.
»»  Đọc Tiếp

Giao Lưu